20 thg 1, 2010

Biện pháp diệt trừ bệnh Virus trên cây chuối tiêu

Biện pháp diệt trừ bệnh Virus trên cây chuối tiêu


Vườn chuối tiêu có một số cây bị vàng lá, xoắn và giòn, cây nào bị nhẹ thì vẫn ra hoa được nhưng chất lượng quả rất kém: Khi bóc vỏ quả chín, vỏ quả bị gãy. Lúc đầu chỉ xuất hiện bệnh ở một số cây, sau đó lan dần sang cây khác trong vườn.
Đây là loại bệnh do virus gây ra, cũng khá phổ biến trên cây chuối, kể cả chuối tiêu và các giống chuối khác. Triệu chứng chung điển hình của bệnh là trên lá đọt có những vết sọc hoặc mảng biến vàng song song với các gân phụ, xen kẽ là những mảng còn xanh. Lá nhỏ lại, hơi khô giòn, bìa lá có màu trắng vàng và gợn sóng, đôi khi xoăn lại, các lá có xu hướng đứng thẳng chứ không xòe ngang. Nếu bị nặng thì đọt chuối rụt lại, cây thấp bé, lá không phát triển, cây có thể không trổ buồng. Nếu bị nhẹ và nhiễm bệnh muộn cây vẫn có thể trổ buồng nhưng buồng chuối nhỏ, quả chuối biến dạng cong queo, quả chuối có vẻ khô, khi chín vỏ bị giòn bóc ra dễ gẫy như bạn đã thấy.
Virus tồn tại trong cây chuối con làm giống sau đó tiếp tục phát triển lên và lan truyền sang cây khác trong vườn chuối qua loài rệp muội rất thường thấy trên cây chuối. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất tốt, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm, vườn ẩm thấp, ít ánh nắng. Con rệp muội chích vào cây chuối bị bệnh rồi mang virus truyền sang cây lành làm bệnh lây lan rộng trong vườn.
Con rệp muội có tên khoa học là Pentalonia nigronervosa, có kích thước rất nhỏ, dài khoảng trên 1mm, màu nâu đen, có cánh hoặc không có cánh. Rệp thường sống tập trung trong các bẹ lá già gần mặt đất, khi mật độ cao rệp bám cả trên ngọn chuối và cây chuối con, chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chuối và truyền bệnh virus. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá và buồng chuối. Vòng đời rệp rất ngắn, trung bình chỉ 10-13 ngày nên gặp điều kiện thuận lợi phát triển số lượng khá nhanh. Trong vườn chuối bị bệnh sẽ phát hiện thấy có rệp.
Trong trường hợp vườn chuối của bạn đã bị bệnh và đang có chiều hướng lây lan rộng, bạn cần tiến hành ngay một số biện pháp là:
- Vệ sinh vườn sạch sẽ thông thoáng, cắt bỏ và thu gom các lá già ra ngoài vườn để tiêu hủy, không tủ vào gốc.
- Đào bỏ các cây bị bệnh nặng, nhặt hết cả củ bỏ ra xa vườn.
- Đồng thời phun trừ rệp bằng các loại thuốc Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Sago super. Phun ướt đều lên cả lá, thân và gốc cây chuối.
Tiếp theo bạn chú ý không dùng cây con ở vườn đã bị bệnh để làm giống. Nếu vườn bị bệnh nặng có thể bạn phải phá bỏ trồng cây khác trong khoảng 1 năm mới trồng chuối lại được.

Phương pháp trồng chuối tây(xiem)

Phương pháp trồng chuối tây(xiem)
Chọn đất trồng:
Trồng chuối tây nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước nhanh. 3-4 vụ liền kề trước đó không trồng chuối các loại.
Chọn giống:
Giống trồng phải được chọn từ những vườn, cây không bị bệnh. Cây có quả to, đều, không có cạnh, núm quả ngắn, quả già có màu xanh phớt trắng.
Khi chọn giống, dùng dao sắc cắt 1/4 củ chuối, thấy thân có màu trắng tinh là cây không bị bệnh, nếu có vòng vàng, trắng đen phải bỏ ngay.
Trước khi trồng cắt bớt lá, rễ, nhúng phần thân ngầm vào dung dịch Padan 95SP 15% để loại bỏ sâu bệnh ký sinh trong cây.
Cách trồng:
Đất trồng cần làm kỹ, làm sạch cỏ dại, lên luống rộng 3-3,5m, cao 30-40cm, đào hố trồng giữa luống, cây cách cây 1,1-1,3m, mật độ trồng khoảng 2.500-2.700 cây/ha. Bón phân trực tiếp vào hố, liều lượng cho 1ha: (12-15 tấn) phân chuồng hoai mục + (4-6 tấn) tro bếp + (1-1,2 tấn) supe lân và vôi bột. Không được dùng phân chuồng chưa hoai, đạm và nước tiểu để chăm sóc chuối, vì cây dễ bị bệnh nhậy.
Thời gian trồng vào tháng 7 hoặc đầu tháng 8 để đảm bảo thu hoạch vào mùa hè (trước mùa mưa bão). Trồng ngập 2/3 thân ngầm, duy trì độ ẩm thường xuyên cho vườn chuối, nên trồng xen đậu tương hè thu để tăng thu nhập, giảm công làm cỏ. Muốn chuối trổ đều, tập trung, sau khi trồng 7- 8 tháng cần đốn lửng, dùng dao sắc cắt bỏ phần thân trên mặt đất, cách gốc 40-70cm, dọn sạch, loại bỏ các cây con mọc quanh cây mẹ, rắc vôi bột vào gốc để tập trung dinh dưỡng nuôi cây mẹ và tiếp tục trồng xen đậu tương xuân hè (vụ 2). Sau mỗi vụ thu hoạch đậu tương kết hợp rắc vôi bột, vun đất vào gốc chuối để phòng nấm bệnh và giữ gốc được chắc.
Chăm sóc:
Bón thúc cho chuối 2 lần: sau khi trồng 10-11 tháng và khi chuối sắp trổ, bón 1.200-1.500 kg supe lân/ha/lần, tưới Padan 95SP 15% hoặc rắc Basudin 10H vào gốc theo chu kỳ 2 tháng/lần. Khi chuối trổ xong cắt hoa, tiếp tục phun thuốc phòng trừ bệnh sâu ăn vỏ quả, bệnh sương mai... Dùng hỗn hợp Sherpa+Zidomil phun trực tiếp vào buồng chuối để giữ cho quả đẹp.
Nông Nghiệp Việt Nam

BỆNH ĐÙN ĐỌT CHUỐI

BỆNH ĐÙN ĐỌT CHUỐI


Vườn chuối tự nhiên có những cây đọt bị chùn lại, những lá mới mọc cứ nhỏ dần, cứng, thô, giòn dễ gãy, da nheo, dợn sóng và làm cho "bộ" lá của cây chuối có màu xanh vàng loang lổ. Bẹ lá sít và bó chặt lại với nhau, làm cho ngọn nhỏ lại giống như một bó lá. Cây thấp lùn xuống, nhỏ bé và còi cọc..., đó là các triệu chứng của bệnh chùn đọt chuối, còn gọi là bệnh xoăn lá, bệnh chuối đụt, bệnh xẹ... Đây là một loại bệnh khá nguy hiểm trên cây chuối, bệnh này gây hại chủ yếu trên cây chuối già (chuối tiêu). Những vườn bị hại nặng có khi có đến vài chục phần trăm cây số bị bệnh, gây thất thu lớn cho vườn nhà.
Bệnh do virut gây ra. Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua đường cây giống, lây truyền từ cây này sang cây khác, thông qua một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối, làm môi giới truyền bệnh. Bệnh phát sinh quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có độ ẩm cao. Qua quan sát thực tế vườn cây cho thấy, những vườn ít được chăm sóc, có nhiều cỏ dại, rậm rạp thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây... thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.
Khi bị bệnh lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó sít vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuốn lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường mùa xanh sẫm. Nếu cây bị bệnh sớm, hoặc bị bệnh gây hại nặng, thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng, thì sau này khi có buồng, buồng chuối trổ sẽ không thoát, hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng chuối có thể trổ ra ngang thân.
Là bệnh do virut gây ra, nên một khi cây đã nhiễm bệnh, thì không thể chữa được. Vì thế, muốn hạn chế bệnh cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính. Sau đây là một số biện pháp cơ bản:
Tuyệt đối không lấy cây chuối non ở những vườn chuối, khóm chuối đã bị bệnh gây hại làm giống cho vụ sau;
Thường xuyên kiểm tra vườn chuối, để phát hiện sớm cây bị nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây đã bị bệnh, phải chặt bỏ ngay cả cây, bứng hết cả gốc rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy, để tránh lây lan sang cây khác;
Không nên lập vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới lập;
Thường xuyên vệ sinh vườn tược, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa bỏ bớt những lá già, khô, tỉa bớt những cây con, nếu thấy vườn quá dầy... để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong vườn, nhất là vào mùa mưa;
Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất. Sau khi trồng vài năm, nên luân canh với cây trồng khác vài năm, rồi lại quay trở lại trồng chuối;
Khi phát hiện có rệp, nên dùng một số loại thuốc như Bi58, Supracide, Suprathion, Mospilan, DC-Tron Plus 98, 8EC... để phun xịt, tiêu diệt rệp là tiêu diệt môi giới mang bệnh di truyền cho cây. Về cách sử dụng thuốc, bà con có thể đọc hướng dẫn in trên nhãn thuốc;
Chăm sóc vườn chuối chu đáo để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, có sức chống đỡ với bệnh;
Nếu vườn của bà con đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên thay bằng giống chuối xiêm (còn gọi là chuối tây) là những giống ít bị bệnh thay cho giống chuối già.
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Đời sống

Chăm sóc cây chuối lá và cách phòng trị các loại sâu bệnh của cây chuối lá.

 Chăm sóc cây chuối lá và cách phòng trị các loại sâu bệnh của cây chuối lá.


Sau khi trồng cần tưới đãm nước để giữ ẩm và cứ cách một ngày tưới nước một lần cho cây vào buổi sáng
Lượng phân bón lót: 10kg phân chuồng +0,1 kg kali + 0,2 kg super lân + 0,1 kg vôi bột
Khi bón phân cần tập trung vào 3 thời kì: sau khi cây chuối hồi xanh; bón thúc , giai đoạn chuối sinh trưởng mạnh và chuẩn bị phân hóa mầm hoa; bón thúc cho trái sau khi đã ra buồng. Đối với phân chuồng, phân lân và phân Kali nên bón vào tháng 11 – 12. Còn đạm thì chia làm 3 lần bón vào 3 thời kì như đã nêu trên. Có thể hòa loãng đạm với nước để tưới cho cây.
       Thường xuyên làm cỏ, cắt bỏ các cành lá khô và theo dõi tình hình sâu bệnh của cây.Loại bỏ bớt các mần yếu, chỉ tập trunh chất dinh dưỡng cho  cây. Cắt bỏ bớt hoa đực để tăng trọng lượng buồng chuối.Cắt hoa vào buổi trưa và dùng tro bếp buộc túm vào vết cắt.
Sâu bệnh hại chuối:
A, Tuyến trùng
      Chuối trồng ở đất cát thường bị tuyến trùng gây hại làm thối toàn bộ tuyến rễ.Nên trị bằng phương pháp sau:  Bơm NB.C.P(Nemagan) 30 – 35 ml một hoặc hai lần/ năm
       Trồng chuối trên đất nhiều mùn nhưng không sít quá hoặc cát quá thì có thể trồng luân canh với lúa
B, Sâu vòi voi:
      Sâu đẻ trứng vào gốc chuối, trúng nở thành sâu đục vào củ chuối và lan lên thân giả.Sâu làm cây chuối chận phát triẻn
      Phòng trừ: trước khi đem trồng nên ngâm củ chuối vào nước nóng 60 – 650 hoặc nước có pha loãng thuốc trừ sâu trong khoảng 10 – 15 phút.
    Dùng các khúc chuối dài 3 – 50 cm đặt áp vào mặt đất để ban đêm nhử sâu lên ăn chuối.
    Rắc một trong những loại thuốc sau quang gốc chuối vào cuối mùa mưa:BAM 5H. Padan 4H, Basudin 10H
    C, Bọ vẽ quả:
    Bọ vẽ quả gặm nhấm, ăn chất xanh cua dọt chuối và vỏ trái non. Để phòng ngừa nên vệ sinh vườn
    sạch sẽ, thông thoáng. Khi xuất hiện bọ dùng Metinparation 0,01% để phun.
    D, Bệnh chuối lùn:
    Cây chuối bị bệnh sẽ vàng, thân lùn đi, trên sống lá có những vạch màu xanh đậm dài 5 cm. để phòng bệnh
      tốt nhất nên chọn lựa kỹ cây giống khi trồng, nếu cây bị nhiễm bệnh phải đánh cả gốc cây đem đốt sạch,
phun phòng bệnh bằng một trong cách loại thuốc sau: Methy parathion 50ND, Sumithion 50 ND, Bam 50ND,
E, Bệnh do nấm:
      Lá có những vết xám ở giữa những vết vàng xung quanh.Để phòng trừ cần phun một trong những loại thuốc sau:
      Hỗn hợp phèn xanh và vôi
      Kasuran BTN
      Zincopper
      Oxyt clorua đồng
G, Bọ nẹt:
Bám trên là cắn nát lá.Nếu không phát hiện sớm chúng sẽ ăn hết lá, là ảnh hưởng đến khả năng qunag hợp của cây.Dùng Vofatox 0,1% để phun lên tàu lá.

KINH NGHIỆM TRỒNG CHUỐI XIÊM KHÔNG BỊ SÙNG

KINH NGHIỆM TRỒNG CHUỐI XIÊM KHÔNG BỊ SÙNG


Chuối xiêm từ trước đến nay thường bị sùng (tiêm đọt) không cho trái được. Ông Phạm Văn Xê, nông dân 80 tuổi, thường gọi là Ba Xê, ấp Bình Thuận, xã Tân Thành, huyện Giồng Tôm (Bến Tre), có kinh nghịêm trồng chuối xiêm không sùng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc trồng chuối thường lệ là đào hố đặt cây, nhưng đối với ông Ba có khác đôi chút: đào hố xong, ông bứng cây chuối (không xô lật ngã để tách ra khỏi mình mẹ, vì làm như vậy sẽ giập thân cây, trồng chậm phát triển hoặc đôi khi cây chết). Chuối được bứng ra trước một ngày, cho khô mủ rồi mới trồng. Hố trồng phải đào rộng, có đường kính 0,6m và sâu 0,4m. Hố này cách hố kia 3,5m, hàng cách hàng 4m. Mỗi hố trồng hai cây xen lẫn nhau, đặt cách 0,2m một chuối xiêm và một chuối già. (Việc bứng cây chuối già thao tác giống như bứng cây chuối xiêm). Theo ông Ba lý giải, trồng chung với cây chuối già, rễ chuối già đắng (chát) phát triển xen lẫn với rễ chuối xiêm sẽ giúp cho cây chuối xiêm không bị tuyến trùng phá hại bộ rễ gây nên sùng. Thời vụ trồng, ông Ba áp dụng theo dân gian: “Đầu mùa mưa trồng chuối. Cuối mùa mưa xuống cau”. Trước khi trồng, rải lót đáy hố một ít vôi rồi đưa 2 cây chuối vào trồng. Đất được băm nhỏ trộn chung với rơm rác mục cho vô hố, tưới sương nước, dùng chân ém chặt tránh cây ngã đổ. Ông sử dụng phân chuồng hoai và mỗi năm phủ mỗi lớp đất phù sa khô, trải đều khắp mặt bờ. Vào mùa nắng, nên tưới nước mỗi tuần một lần. Như vậy, cây chuối cho trái quanh năm, buồng sai từ 6 nải trở lên và trái to, thương lái rất ưa chuộng. Vườn chuối nên cắt dọn lá khô, làm cỏ cho thông thoáng; vào mùa mưa mặt đất phải ráo nước và tránh ứ đọng.
Theo http://sokhcn.baria-vungtau.gov.vn

12 thg 1, 2010

Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt

Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt





- Quây úm gà:
            +Dùng cót ép cao 45cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà).
            +Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng.
- Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải 1 lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10cm.
- Dụng cụ sưởi ấm
            +Có thể làm chụp sưởi bằng bóng điện có chao công suất 100 W.
            +Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc).
- Máng ăn, máng uống:
            +Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây.
            +Nếu dùng khay ăn có kích thước 60 x 70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con.
            +Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con.
Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con
- Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25 con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần, mùa đông xuân sau 3-4 tuần thì bỏ quây.
- Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.
Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.
- Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza.
- Chế độ chiếu sáng: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống.
- Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sửoi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp.
+ Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.
+ Gà tản xa chụp sưởi là bị nóng.
+ Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán
Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn: Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí.
            Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi giun đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm.
- Các bước tiến hành nuôi giun: Đào hố ở góc vườn có diện tích tối thiểu 1,0m2, độ sâu 0,5m. Rải từng lớp rơm dạ hoặc mùn cưa trộn lẫn phân gia súc đã ủ hoai mục dày 10-15cm. Rải thêm cám gạo và đất có phân giun hoặc một số giống giun quế giữa các lớp. Đậy lớp nilon hoặc gỗ mỏng phía trên cùng. Tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho hố nuôi giun. Sau 1,5-2 tháng lấy giun cho gà ăn.
- Chế độ ăn: Cho gà ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí.
- Cách cho ăn: Buổi sáng nếu trời không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để tự kiếm mồi. Gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng.
Quản lý đàn gà
- Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn.
- Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tượng khác thường.
- Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (giá giống, lượng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y...) hàng ngày.
Vệ sinh phòng bệnh
- Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng.
- Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch.
Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt
            Nên lựa chon thời điểm bắt đầu nuôi để có sản phẩm bán được giá (như dịp lễ tết, mùa cưới).
Lịch tiêm phòng
Tuổi
Văcxin và thuốc phòng bệnh
Cách sử dụng
1-4 ngày đầu
Thuốc bổ như vitamin B1, B-Complex
Cho gà uống
5 ngày tuổi
Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 1)
Nhỏ vào mắt, mũi
7 ngày tuổi
Văcxin Lasota lần 1
Văcxin Đậu gà
Nhỏ vào mắt, mũi
Chủng vò màng cánh
10 ngày tuổi
Văcxin Cúm gia cầm lần 1
Tiêm dưới da cổ
15 ngày tuổi
Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 2)
Nhỏ vào mắt, mũi

25 ngày tuổi
Văcxin Lasota lần 21
Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn
Nhỏ vào mắt, mũi
Trộn vào thức ăn tinh
40 ngày tuổi
Văcxin Cúm gia cầm lần 2*
Tiêm dưới da cổ
2 tháng tuổi
Văcxin Niu-cat-sơn hệ 1 để phòng bệnh gà Rù
Tiêm dưới da
1-3 tháng tuổi
Thuốc phòng bệnh cầu trùng
Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn
2  tháng tuổi
Văcxin phòng bệnh tụ huyết trùng
Tiêm dưới da
2  tháng tuổi và 5 tháng tuổi
Tẩy giun

                                                                                                                                           Thạc sỹ: Dương Thị Thục

6 thg 1, 2010

Kỹ thuật trồng rau an toàn không dùng đất


Kỹ thuật trồng rau an toàn không dùng đất

VIDEO ONLINE được cung cấp bởi:
Phòng Thông tin - Tuyên truyền 
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia

Bạn đọc có nhu cầu xem tại nhà vui lòng liên hệ với TTKN hoặc Agriviet.Com

MS05- Kỹ thuật trồng rau an toàn không dùng đất

__________________
Dù đục, dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù kẻ phàm tục hay người tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ
Ta hay chê cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn tự trong tâm.
Đất ôm cho hạt nãy mầm,
Nhưng chồi tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
Chắc gì.. ta nhận ra ta !!!

Để gà đẻ trứng đều


Để gà đẻ trứng đều

[30 - Dec - 2009 ::: khucthuydu]

Để gà đẻ trứng đềuTrong chăn nuôi gà sinh sản, việc đàn gà mái đẻ đều, đẻ lâu, cho sản lượng trứng cao và ổn định quyết định hiệu quả chăn nuôi.



Chọn gà mái mắn đẻ, đẻ khỏe: Tùy mục đích lấy trứng cho ấp nở hay trứng thương phẩm mà người ta chọn giống gà phù hợp. Khi mua giống gà sinh sản nên mua tăng thêm 50% số con để trong thời gian nuôi hậu bị loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn.

Kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi gà lâu năm ở huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang cho thấy, nên loại bỏ những gà mái hậu bị 2 lần lúc 3 và 5 tháng tuổi, loại bỏ những con gà đầu to, bụng xệ quá béo, chân to, mắt lệch, đi lại nặng nề chậm chạp.

Chăm sóc để gà đủ tuổi đến trên 6 tháng tuổi mới vỗ đẻ, cho uống đủ nước pha chất điện giải những ngày nắng nóng. Cho uống vitamin ADE thường xuyên và trộn thêm vỏ sò, bột sương xay nhỏ vào cám cho gà ăn giúp cho gà đẻ khỏe, trứng to, vỏ dày và sáng.

Những ngày nóng >35oC cần phun mưa cho mái tôn hay mái pro-xi măng giúp chuồng gà đẻ giảm nhiệt. Nên bố trí ổ đẻ thấp cách nền chuồng 30-40cm. Không nên đặt ổ đẻ giáp mái tôn, mái pro-xi măng phòng gà nằm đẻ bị chết nóng khi gặp nhiệt độ cao.

Những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời <13oC cũng cần quây bạt kín quanh chuồng, thắp bóng điện tròn sưởi ấm cho gà.

Nhiều bà con nông dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái cho gà uống thường xuyên với liều lượng 5ml/30 lít nước cách 2-3 ngày cho uống 1 ngày kết quả rất tốt. Đàn gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt, phân giảm 70% mùi hôi, trứng đẻ to đều. Tỷ lệ đẻ cao và kéo dài thêm 15-20 ngày so với gà không sử dụng sản phẩm.

Bao Nong Nghiep Viet Nam

http://agriviet.com Xem: 585]

Quảng Nam: 2 sào đu đủ thu hơn 25 triệu đồng/vụ


Quảng Nam: 2 sào đu đủ thu hơn 25 triệu đồng/vụ

[06 - Aug - 2009 ::: khucthuydu]

Quảng Nam: 2 sào đu đủ thu hơn 25 triệu đồng/vụVới 2 sào đất vườn (1.000 mét vuông), đầu năm 2009, gia đình chị Phạm Thị Phượng (ở thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) triển khai xây dựng mô hình trồng đu đủ chuyên canh với tổng số lượng 500 cây.



Sau 4 tháng rưỡi chăm bón, gia đình chị Phượng bắt tay vào việc thu hoạch. Theo chị Phượng, bình quân mỗi cây có ít nhất 40 trái, mỗi trái nặng khoảng 2 kg. Từ cuối tháng 5-2009 đến nay, chị Phượng đã thu hơn 40 tấn đu đủ, bán tại vườn với giá 6.300đồng/kg, thu về hơn 25 triệu đồng, nghĩa là 1 hécta (20 sào) cho giá trị 260 triệu đồng/vụ. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho 1 sào đu đủ này chỉ tốn hơn 1 triệu đồng.

Không riêng gì gia đình chị Phượng, ở vùng đất cát pha thịt Khương Mỹ này, còn có hàng chục hộ nông dân khác cũng bội thu từ mô hình trồng đu đủ chuyên canh...

Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam

http://agriviet.com Xem: 669]

4 thg 1, 2010

Tỷ phú “2 đô” và huyền thoại Việt trên đất Mỹ

Tỷ phú “2 đô” và huyền thoại Việt trên đất Mỹ

Click the image to open in full size.

Trung Dũng đã trở thành tỉ phú với vỏn vẹn 2 USD trong túi.

Một thanh niên người Việt đặt chân đến Mỹ với vỏn vẹn 2 USD trong túi và rồi 15 năm sau, anh đã bán công ty riêng của mình với giá 1,8 tỷ USD.


Thành công đầy ấn tượng của nhà doanh nghiệp trẻ người Việt tên là Trung Dũng đang thu hút giới truyền thông Mỹ. Anh đang trở thành một "huyền thoại" trong thế giới công nghệ cao.
Những bài viết về anh xuất hiện trên các báo và tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle... và trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của biên tập viên đài CBS Dan Rather.

Liều thuốc uớc mơ!
Bước ngoặt lớn đầu tiên đến với anh 20 năm trước đây khi là một chàng trai 17 tuổi. Năm 1984, Trung Dũng rời Việt Nam sang Mỹ. Lúc bấy giờ, trong túi anh chỉ có vỏn vẹn 2 USD và vốn tiếng Anh rất ít ỏi.
Lúc đầu anh và người chị của mình xin được lưu trú ở Louisiana, sau đó chuyển sang Boston. Một năm sau, anh may mắn vượt qua được kỳ thi tương đương trung học và ghi tên học hai môn Toán và Tin học ở Trường Đại học Massachusetts ở Boston.
Trung Dũng tiếp tục vừa học vừa làm đủ thứ công việc, từ rửa chén bát trong nhà hàng đến kỹ thuật viên trong các phòng máy tính để nuôi sống bản thân và gia đình. Hàng tháng anh trích một phần ba khoản thu nhập từ 300 đến 400 USD để gửi về cho gia đình ở Việt Nam.
Cuối cùng anh đã lấy được hai bằng đại học về toán và tin học, đồng thời hoàn tất một phần lớn chương trình cao học.
Cũng trong thời gian đó, mẹ anh bị bệnh ung thư, anh phải tạm dừng việc học để đi làm cả ngày kiếm tiền lo cho mẹ. Cuối năm 1995, sau khi mẹ mất, anh từ bỏ công việc chạy thử phần mềm để theo đuổi kế hoạch: Phát triển một chương trình có thể giúp các công ty chỉ đạo, kiểm soát, quản lý công việc kinh doanh qua mạng.
Do không có đủ tiền mua máy tính xách tay, anh phải gắn chiếc máy tính cá nhân cồng kềnh và màn hình 17-inches lên chiếc xe hơi Honda Civic rồi "kéo lê" nó đi từ nơi này đến nơi khác để giới thiệu phần mềm của mình.
Do không có bề dày thành tích, anh chẳng thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Vốn đã ốm yếu, anh lại càng ốm hơn do bị sụt cân và trở nên xanh xao vì mất ngủ do bị giằng xé giữa sức ép phải nuôi sống gia đình và thực hiện ước mơ của mình.
May mắn thay, một người bạn giới thiệu anh với Mark Pine, nguyên là Ủy viên Ban Quản trị Sybase Inc đã về hưu nhưng vẫn muốn nhảy vào ngành công nghệ kỹ thuật cao. Đó là một cơ hội mà Dũng quyết định không để vuột mất.

Thành công
Được sự hỗ trợ của Mark Pine, OnDisplay trở thành một trong những công ty phần mềm thành công, thu hút những khách hàng như Travelocity.com. Ý tưởng của anh đã thuyết phục được các nhà đầu tư và huy động được 35 triệu USD từ các nhà đầu tư trước khi chuyển sang cổ phần hóa.
Với kiến thức về máy tính, Trung Dũng thành lập OnDisplay, chương trình giúp các doanh nghiệp lấy dữ liệu từ những vị trí khác trên mạng trong khi vẫn ở tại chỗ của mình.
Khi công ty chuyển sang cổ phần hóa (năm 1999), trị giá cổ phiếu của Trung Dũng trên giấy tờ là 85 triệu USD. Năm tháng sau, công ty và thương hiệu của nó được chuyển nhượng cho Vignette với cái giá 1,8 tỷ USD.
Ở khu trường sở Bishop Ranch tại San Ramon, trong tòa cao ốc cạnh trụ sở cũ của OnDisplay, Trung Dũng lại mở một công ty phần mềm mới, một công ty Fogbreak mà anh hy vọng sẽ "tỏa sáng" hơn công ty trước của mình.
Với Fogbreak, anh đặt mức yêu cầu cao hơn trước. Vừa là sáng lập viên, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành, anh muốn làm cho Fogbreak phát triển thành một công ty lớn và có lợi nhuận ngang ngửa với PeopleSoft nổi tiếng của Mỹ.

Khiêm tốn!
Hiện nay Fogbreak vẫn đang đối mặt với những thách thức của thị trường kỹ thuật cao, đang tăng cao trong những tháng gần đây, nhưng không đến nỗi nóng bỏng như thời OnDisplay.
Oracle Corp và PeopleSoft xích lại gần nhau trên thị trường phần mềm, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng khi mua những sản phẩm của một công ty mới phát triển mà họ lo rằng sẽ không còn tồn tại trong những năm tới. Nhưng Dũng không hề nhụt chí.
Trụ sở chính của Fogbreak, công ty mới của Trung Dũng chẳng có chút hào nhoáng để xứng tầm với một người vừa tạo lập một gia tài kếch xù. Từng cả gan thành lập công ty trong bối cảnh kinh tế suy sụp, Trung Dũng hiểu rằng không được hoang phí trong chi tiêu. Anh thà không có thư ký và một văn phòng xa hoa lộng lẫy để tập trung tất cả cho nhu cầu của khách hàng.
Những người từng gặp người tỷ phú này khi anh còn là một chàng trai tay trắng đều nhận xét rằng, anh là một người rất khiêm tốn. Anh thành công vì đã biết nắm bắt cơ hội một cách nghiêm túc.
Chudoanhnghiep.com