20 thg 1, 2010

KINH NGHIỆM TRỒNG CHUỐI XIÊM KHÔNG BỊ SÙNG

KINH NGHIỆM TRỒNG CHUỐI XIÊM KHÔNG BỊ SÙNG


Chuối xiêm từ trước đến nay thường bị sùng (tiêm đọt) không cho trái được. Ông Phạm Văn Xê, nông dân 80 tuổi, thường gọi là Ba Xê, ấp Bình Thuận, xã Tân Thành, huyện Giồng Tôm (Bến Tre), có kinh nghịêm trồng chuối xiêm không sùng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc trồng chuối thường lệ là đào hố đặt cây, nhưng đối với ông Ba có khác đôi chút: đào hố xong, ông bứng cây chuối (không xô lật ngã để tách ra khỏi mình mẹ, vì làm như vậy sẽ giập thân cây, trồng chậm phát triển hoặc đôi khi cây chết). Chuối được bứng ra trước một ngày, cho khô mủ rồi mới trồng. Hố trồng phải đào rộng, có đường kính 0,6m và sâu 0,4m. Hố này cách hố kia 3,5m, hàng cách hàng 4m. Mỗi hố trồng hai cây xen lẫn nhau, đặt cách 0,2m một chuối xiêm và một chuối già. (Việc bứng cây chuối già thao tác giống như bứng cây chuối xiêm). Theo ông Ba lý giải, trồng chung với cây chuối già, rễ chuối già đắng (chát) phát triển xen lẫn với rễ chuối xiêm sẽ giúp cho cây chuối xiêm không bị tuyến trùng phá hại bộ rễ gây nên sùng. Thời vụ trồng, ông Ba áp dụng theo dân gian: “Đầu mùa mưa trồng chuối. Cuối mùa mưa xuống cau”. Trước khi trồng, rải lót đáy hố một ít vôi rồi đưa 2 cây chuối vào trồng. Đất được băm nhỏ trộn chung với rơm rác mục cho vô hố, tưới sương nước, dùng chân ém chặt tránh cây ngã đổ. Ông sử dụng phân chuồng hoai và mỗi năm phủ mỗi lớp đất phù sa khô, trải đều khắp mặt bờ. Vào mùa nắng, nên tưới nước mỗi tuần một lần. Như vậy, cây chuối cho trái quanh năm, buồng sai từ 6 nải trở lên và trái to, thương lái rất ưa chuộng. Vườn chuối nên cắt dọn lá khô, làm cỏ cho thông thoáng; vào mùa mưa mặt đất phải ráo nước và tránh ứ đọng.
Theo http://sokhcn.baria-vungtau.gov.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

» Cám ơn bạn đã ghé TiemNet.tk.
» Bạn có ý kiến thắc mắc hay bình luận gì về bài viết vui lòng viết nhận xét.
» Sử dụng Bộ Gõ Tiếng Việt Online này nếu máy chưa có sẵn bộ gõ.
» Bấm vào nút "Đăng ký qua email" bên dưới để theo dõi bài này